Đây là một bước rất quan trọng trước khi sử dụng bất kỳ một loại sản phẩm chăm sóc da nào, nhưng thường bị bỏ qua. Việc kiểm tra xem sản phẩm có phù hợp với da hay không sẽ giúp bạn rất nhiều trong công cuộc trị mụn trứng cá lâu dài. Đặc biệt, nó cực kỳ hữu ích với những người bị "mụn do mỹ phẩm" - tức là các loại mụn bọc, mụn mủ hoặc mụn sẩn do sử dụng các sản phẩm không tương thích với da gây nên.

Kiểm tra sự phù hợp của sản phẩm với làn da trước khi sử đưa vào quy trình chăm sóc là bước rất quan trọng để hạn chế các rủi ro.
Kiểm tra sự phù hợp của sản phẩm với làn da trước khi sử đưa vào quy trình chăm sóc là bước rất quan trọng để hạn chế các rủi ro.

Hãy nhớ kiểm tra sự phù hợp của tất cả các sản phẩm trước khi chính thức đưa nó vào trong quy trình chăm sóc da hoặc trước khi dùng nó trên diện rộng. Tuy rằng việc này có thể sẽ hơi mất thời gian nhưng nó là bước rất cần thiết. Chăm sóc da đòi hỏi sự kiên nhẫn: Nó là một cuộc chạy marathon chứ không phải một cuộc đua nước rút.

Đừng bao giờ cố gằng bôi trát thật nhiều thứ lên mặt để mong có kết quả nhanh hơn, phần lớn trường hợp chỉ khiến tình trạng tồi tệ đi mà thôi.

Kiểm tra Patch Test sản phẩm là gì?

Kiểm tra "Patch Test" là một phương pháp thử nghiệm một sản phẩm mới để biết liệu nó có phù hợp với làn da của bạn hay không. Thử nghiệm này rất quan trọng nhưng các bạn thường nôn nóng và bỏ qua nó, điều này có thể dẫn đến các tình trạng "nổi mụn do mỹ phẩm" hoặc các phản ứng dị ứng nghiêm trọng.

Patch Test là phương pháp kiểm tra sự tương thích của sản phẩm trên 1 vùng da nhỏ trước khi sử dụng diện rộng.
Patch Test là phương pháp kiểm tra sự tương thích của sản phẩm trên 1 vùng da nhỏ trước khi sử dụng diện rộng.

Bạn có tin không, rất nhiều case mụn mà mình đã tư vấn đều có tiền sử dùng rất nhiều các loại mỹ phẩm, kem trị mụn (đôi khi còn dính cả kem trộn nữa). Nếu bạn bị mụn trứng cá khi đã bước qua giai đoạn dậy thì (khoảng 25 tuổi trở lên) thì rất có thể mụn của đó do chính các sản phẩm bạn đang sử dụng gây nên.

Nếu bạn nghi ngờ mình đang gặp phải tình trạng "mụn do mỹ phẩm", hãy ngừng sử dụng tất cả mọi thứ trong ít nhất 2 tuần và xem liệu mụn có giảm bớt hay không. Mình biết điều này có thể rất khó khăn vì tâm lý nôn nóng muốn nhanh hết mụn, nhưng bạn cần phải tin tưởng điều này. Chỉ sau khi loại bỏ được các thói quen chăm sóc da đã gây ra mụn và bắt đầu sử dụng lại các sản phẩm một cách từ từ bạn mới xác định được làn da của bạn cần gì và không cần gì.

Không cần nói thêm nữa, chúng ta hãy cùng đi vào các cách để patch test sản phẩm:

Cách Patch Test sản phẩm:

Có 3 vấn để để bạn phải kiểm tra:

1. Kiểm tra phản ứng dị ứng:

Thoa sản phẩm cần kiểm tra lên một vùng nhỏ sau mang tai.

Thoa sản phẩm lên vùng nhỏ sau mang tai để kiểm tra xem bạn có dị ứng với nó hay không
Thoa sản phẩm lên vùng nhỏ sau mang tai để kiểm tra xem bạn có dị ứng với nó hay không

2. Kiểm tra khả năng gây kích ứng

Thoa sản phẩm muốn kiểm tra vào nơi da nhạy cảm nhất. Điều này sẽ khác nhau ở mỗi người, đối với mình đó là khóe mũi và cằm.

3. Kiểm tra khả năng gây tắc nghẽn lỗ chân lông sinh mụn

Thoa sản phẩm muốn kiểm tra lên vùng da bạn hay nổi nhiều mụn nhất, hoặc các chỗ mà lỗ chân lông bị hay bị bít tắc. Thông thường đó là vùng cằm và vùng da trên sống mũi giữa 2 lông mày.

Thoa sản phẩm lên những vùng da hay nổi mụn để kiểm tra khả năng gây tắc lỗ chân lông của sản phẩm đó.
Thoa sản phẩm lên những vùng da hay nổi mụn để kiểm tra khả năng gây tắc lỗ chân lông của sản phẩm đó.

Cần phải kiểm tra sản phẩm bao lâu trước khi chính thức sử dụng?

Thời gian Patch Test sản phẩm khác nhau tùy từng người và tùy từng sản phẩm. Có những case xảy ra dị ứng, kích ứng rất nhanh, vì vậy dễ dàng nhận biết sản phẩm đó có gây vấn đề trong vòng 24 giờ hay không. Nhưng có những case cần tới vài ngày mới có thể nhận biết được liệu có nên dùng sản phẩm.

Bạn chỉ cần nhớ thoa sản phẩm lên diện tích da đủ lớn để nhận biết các vấn đề phát sinh, những cũng đủ nhỏ để không gây nhiều hậu quả khi sự cố xảy ra.

Ngoài ra, có một số sản phẩm phụ thuộc vào độ pH để phát huy tác dụng, nó có thể gây phản ứng đẩy mụn trong thời gian đầu (Purging), nhưng khi làn da thích ứng sẽ cho hiệu quả tốt. Đó là các loại sản phẩm chứa: Benzoyl Peroxide, BHA (acid salicylic), AHA (acid glycolic, acid lactic, acid mandelic...), acid azelaic, retinoids, v.v. Nhưng bạn cần phân biệt nó với dị ứng (beark out) để có hướng đi phù hợp. Điều này mình đã nói trong bài cách xử lý Purging (đẩy mụn) và Break out (dị ứng) khi sử dụng Treatment.

Một lần nữa, hãy luôn kiểm tra các sản phẩm bằng bài test này trước khi sử dụng nó lên toàn bộ mặt. Nó có thể sẽ cứu bạn khỏi những tác hại đáng tiếc có thể xảy ra. Ngoài ra bạn còn có phương pháp patch test nào nữa không? Hãy chia sẻ trong phần bình luận bên dưới nhé!

Bài viết này hữu ích không?